Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

Kỹ thuật cách nuôi cá chình bông

 Cá chình bông phân bổ ở thủy vực các tỉnh Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Thịt cá chình là món ăn đặc sản của Việt Nam và các nước Đông Bắc Á. Chình bông trưởng thành có màu vàng với màu nâu xanh đến đen trên lưng và bụng màu trắng. Loài này có thể đạt kích cỡ chiều dài là 2m đối với cá đực và 1,5m với cá cái và cân nặng có thể đạt đến 20,5 kg do đó nó còn được gọi là Chình khổng lồ, Chình bông có thể sống tới 40 năm.

Cá chình bông tiêu thụ hết ít thức ăn.


Cá có đặc tính thích bóng tối nên ban ngày thường chui rúc trong hang, tối mới bò ra đi kiếm ăn và di chuyển nơi khác. Những lúc trời mưa, cá thường hoạt động mạnh. Cá chình bông phát triển tốt ở nhiệt độ từ 25 đến 27ºC, hàm lượng oxy hòa tan 2 đến 5mg/l. 

Ở ngoài tự nhiên, cá chình bông là loài di cư, cá mẹ đẻ trứng ở biển sâu, cá con sau đó trôi dạt vào vùng cửa sông kiếm ăn và lớn lên. Đến lúc trưởng thành, cá lại về biển đẻ trứng. Chính vì tập tính này mà hiện nay, việc sinh sản nhân tạo cá chình còn rất khó khăn và nguồn cá giống chủ yếu vẫn được đánh bắt trong tự nhiên. 

Thức ăn của cá chình bông

Trong tự nhiên, cá chình bông là loài ăn tạp, nguồn thức ăn tự nhiên của cá là tôm, cá con, động vật đáy và các sinh vật thủy sinh. Khi còn nhỏ, thức ăn chính của chúng là động vật phù du và trùn ít tơ.

Ở giai đoạn trưởng thành thức ăn của chúng là hổn hợp thức ăn công nghiệp với cá, tôm, và các động vật đáy. Thức ăn của Chình bông phải đảm bảo protêin là 45%, lipid chiếm 3%, cellulose 1%, calci 2,5%, phosphor 1,3% cộng thêm muối khoáng, vi lượng, vitamin thích hợp. Nói chung tỷ lệ bột cá chiếm khoảng 70-75%, tinh bột 20-25% và một ít vi lượng, vitamin.

Tăng cường sức khỏe cho cá bằng thức ăn tự chế biến hấp, để nguội, phối hợp trộn 1% vitamin C, khoáng, 3 – 5% dầu gan cá. Mỗi ngày dùng bàn cào gom phân thải, thức ăn thừa lắng ở đáy lại và xả ra ngoài, vệ sinh bể nuôi hàng tuần. Kiểm tra nhá ăn hàng ngày để điều chỉnh lượng thức ăn, giặt nhá sau khi cho ăn.

Ao nuôi và mật độ thả khi nuôi cá chình bông

Trước khi thả cá cần tẩy dọn ao thật kỹ, diện tích trung bình 800 – 1.200 m2, mức nước trung bình 1,0 – 1,2 m. Ao không rò rỉ, nước trong sạch, pH>6,8, ít bị ảnh hưởng của nước mưa. Ðáy ao là cát hoặc cát bùn.

Thời điểm thả cá từ trung tuần tháng 3 đến hạ tuần tháng 4, khi nhiệt độ khoảng trên 13 độ C. Mật độ thả tùy thuộc vào điều kiện ao nuôi, phương thức nuôi và kích thước cá giống.

Người nuôi cần bổ sung vòi sục khí hệ thống máy bơm nước, máy tạo dòng và ống nhựa làm chỗ trú ẩn cho cá. Để hạn chế thất thoát cá vào mùa mưa, ao nuôi cần bố trí lưới bao ở bề mặt ao.

Các bệnh cá chìn bông thường mắc phải và cách phòng bệnh

Cá chình bông có thể mắc bệnh thối mang do vi khuẩn dạng sợi Myxococus piscicolas gam âm gây ra, do ao, lồng, bè không được vệ sinh tốt, quá nhiều mùn bã hữu cơ. Vi khuẩn xâm nhập vào phá hoại mang cá làm cho mang bị viêm loét và nắp mang bị sưng đỏ, cung mang, sợi mang có mủ, nhiều nhớt, mang bị mòn dần, xuất huyết, hoại tử. Thông thường thối mang thường kết hợp với nhiễm trùng máu và xuất huyết.

Bệnh thối vây: Do vi khuẩn Flexibacter columnaris gây ra. Bệnh này thường xảy ra khi nhiệt độ thấp trên dưới 15 độ C, cá bị stress hoặc thiếu dinh dưỡng. Trên cá xuất hiện những đốm trắng nhất là phần đầu và vây. Vây bị đỏ, tia màng bị hoại tử hoặc tưa rách, cá giảm ăn. Bên cạnh đó cá bị nhiễm độc tố do vi khuẩn gây ra, sau đó vi khuẩn gây tổn thương vào hệ thống tuần hoàn. Cá bị bệnh này có thể chết hàng loạt trong vòng 48 giờ.

Bệnh xuất huyết: Do vi khuẩn Psedomonas, Aeromonas Spp.. gây ra. Bệnh này xuất hiện quanh năm do thức ăn không được quản lý tốt. Khi bị bệnh, cá xuất hiện những nốt đỏ trên thân, quan sát rõ nhất là ở hậu môn và 2 tia vây dưới bụng.

Bệnh ký sinh trùng: Bệnh nội ký sinh do giun ký sinh trong ruột lấy hết dinh dưỡng của cá. Bệnh làm cá ốm đầu to, màu sắc sậm, chậm lớn. Nếu xảy ra ở cá con sẽ làm cho chức năng của bóng hơi bị phá hủy, không khí từ bóng hơi vào xoang cơ thể, cá mất khả năng giữ thăng bằng, nếu nhiễm ở nhiệt độ thấp cá sẽ chết.

Bệnh ngoại ký sinh xuất hiện nhiều nhất vào lúc giao mùa hoặc trời mưa nhiều, nhiệt độ thấp. Do nấm thuỷ mi, trùng bánh xe, rận cá và sán lá…ký sinh trên da. Bệnh làm cho da cá bị loét, viêm, nhiễm dẫn đến cá bị tuột nhớt rồi chết.

Phòng bệnh: chọn giống ở những nơi uy tín chất lượng; cá phải đáp ứng những tiêu chỉ tiêu sau: nhanh nhẹn, đồng cỡ, nhớt nhiều, không bị xây xát và dị tật, không bị mắc câu,... 

Sau khi thả giống thường xuyên định kỳ xử lý nước 1 tháng/lần cho bể: như vikon 0,5 kg/1.000 m3 nước hoặc thuốc tím 1,5 kg/1.000 m3. Sử dụng thức ăn tươi sống không ôi thiu, kết hợp với vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cá.

Kỹ thuật cách nuôi gà H'Mông thương phẩm

 Gà H’Mông hay còn gọi là gà Mông, gà Mông đen hay gà Mèo hay gà xương đen là một giống gà nội địa của Việt Nam có nguồn gốc ở miền núi phía Bắc. Giống gà H’Mông là giống gà quý hiếm, có đặc điểm là thịt đen, xương đen, hàm lượng mỡ trong thịt ít, thịt chắc và thơm ngon vào bậc nhất trong các giống gà ở Việt Nam hiện nay. Ngoài việc sử dụng làm thực phẩm, người tộc H’Mông còn nấu cao để bồi bổ sức khoẻ. Hiện nay gà H’Mông thương phẩm được coi là món ăn đặc sản.

Gà H’Mông được coi là món ăn đặc sản.


Giống gà này chủ yếu được nuôi ở các tỉnh miền núi phía bắc, trong những năm gần đây, nhiều người chăn nuôi quan tâm đặc biệt đến giống gà này. Theo các chuyên gia về chăn nuôi, gà H’Mông thường rất dễ nuôi với nhiều loại thức ăn đơn giản, dễ tìm như rau muống, lúa, sắn. Hầu hết các loại gà H’Mông đen thường có sức sống mạnh, đề kháng tốt nên có khả năng chóng chọi với bệnh tật, đa phần không bị vướng bệnh tật gì trong quá trình phát triển. Khi chọn giống gà con thì chọn gà nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập. Tránh chọn những con gà khô chân, vẹo mỏ, hở rốn, bụng sệ, lỗ huyệt bết lông.

Chuẩn bị điều kiện khi nuôi gà H'Mông thương phẩm

Trước khi tiếp nhận gà về nuôi cần phải chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện vật chất kỹ thuật như: Chuồng nuôi, rèm quây, chụp sưởi, máng ăn, máng uống. Tất cả phải khử trùng trước khi sử dụng 5 – 7 ngày. Chuẩn bị đầy đủ thức ăn, thuốc thú y cho đàn gà.

Chuồng nuôi phải đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, kín ấm vào mùa đông. Nền chuồng phải cao ráo dễ thoát nước. Chất độn chuồng: Có thể dùng trấu, dăm bào sạch, hoặc rơm rạ mới, lót dày 5 – 7 cm. Chú ý chất độn phải khử trùng formol 2% trước khi dưa gà vào nuôi 3 – 5giờ.

Mật độ gà nuôi trên nền độn chuồng: Đối với gà từ 1 – 7 tuần tuổi : 15 – 20 con/m2; 8 – 20 tuần tuổi : 7 – 10 con/m2; >20 tuần tuổi : 3 – 4 con/m2

Nuôi trên sàn lưới: 1 – 3 tuần tuổi : 40 – 50 con/m2; 4 – 12 tuần tuổi : 10 – 12 con/m2

Thức ăn cho gà khi nuôi gà H'Mông thương phẩm

Khẩu phần ăn được cân đối đủ các chất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn nuôi, thức ăn phối trộn pha chế đa nguyên liệu, sử dụng đạm nguồn gốc thực vật, động vật, premix vitamin, khoáng vi lượng, v.v…

Không dùng nguyên liệu bị nấm mốc, nhiễm độc tố aflatoxin hoặc bột cá có hàm lượng muối cao. Dùng đỗ tương phải rang chín gà mới tiêu hoá được, nếu sống gà ăn sẽ bị rối loạn tiêu hoá (bị ỉa chảy).

Chăm sóc nuôi dưỡng gà H'Mông thương phẩm

Gà được ăn tự do suốt ngày đêm. Thời gian chiếu sáng 24/24 giờ (ban ngày dùng ánh sáng tự nhiên, đêm thắp sáng bằng điện). Trong điều kiện thời tiết và nhiệt độ của môi trường thuận lợi (ấm áp, khô ráo). Sau 3 – 4 tuần tuổi, nếu thời tiết lạnh dưới 20 độ C sau 5 – 6 tuần có thể cho gà vận động để giúp cơ thể săn chắc khi mổ thịt không bị nhão.

Nước uống: Cần cho gà uống nước sạch và tăng sức đề kháng trong những ngày đầu pha vào 5 gam đưòng gluco + 1 gam vitamin c/1 lít nước. Sử dụng chụp nước uống tự động bằng loại nhựa 1,5 lít thì 3 máng/100 gà, loại 3,8 lít thì 1 máng/100 gà. Thường sử dụng loại máng uống 1,5 lít tốt hơn, gà con không nhảy vào máng và thuận lợi hơn.

Vị trí đặt chụp nước có khoảng cách thích hợp với khay ăn để thuận tiện cho gà uống nước. Hàng ngày thay nước 2 – 3 lần, để nước không bị ôi chua khi thức ăn lẫn vào. Ngày đầu mới xuống chuồng, đầu tiên cho gà uống nước trước, sau 2 – 3 giờ mới cho gà ăn.

Máng ăn: Đảm bảo đầy đủ máng ăn để gà không chen lấn và ăn đồng đều. Trong 2 – 3 tuần đầu sử dụng khay ăn bằng tôn hoặc nhựa với kích thước 3 x 50 x 80 cm cho 100 gà con. Có thể dùng mẹt tre 100 gà/2 mẹt tre.

Kỹ thuật cách nuôi cá lăng nha

 Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước châu Á, đặc biệt là các nước thuộc vùng châu thổ sông Mê Kông. Cá lăng nha có thịt trắng chắc, ít xương dăm, mùi vị thơm ngon. Ở nước ta cá lăng nha có nhiều ở khu vực ĐBSCL, trước kia cá chủ yếu được đánh bắt trên các sông, tuy nhiên do loài có giá trị kinh tế, người dân bắt nhiều nên nguồn cá tự nhiên ngày càng cạn kiệt.

Cá lăng nha có thịt trắng chắc, ít xương dăm, mùi vị thơm ngon.


Để giữ được giống cá ngon nhiều bà con nông dân đã nhân giống nuôi và có những mô hình nuôi cho hiệu quả kinh tế cao. Theo các kỹ sư nông nghiệp, để nuôi cá lăng nha đạt hiệu quả, có thể áp dụng hình thức nuôi bán thâm canh trong ao hoặc trong bè. Tuy nhiên, nuôi trong bè cá lớn nhanh hơn.

Chuẩn bị ao, bè khi nuôi cá lăng nha

Ao nuôi rộng 1.000m2 trở lên, sâu 1,5 - 2m. Độ che phủ mặt nước không quá 30%. Lớp bùn dày 10 - 15cm, có thể chủ động cấp - thoát nước. Nếu nuôi bè, bè phải có thể tích 10m3 trở lên, đặt ở nơi có dòng chảy vừa phải.

Nguồn nước dùng để nuôi cá lăng nha phải đảm bảo các thông số: Độ pH từ 6 - 8 (tốt nhất 6,5 - 7,5); ôxy hòa tan trên 3mg/l; độ trong 30 - 40cm; độ mặn 0 - 50/00, hàm lượng NH3 dưới 0,01mg/l.

Tẩy dọn ao: Sau khi tháo cạn nước, dùng vôi nông nghiệp (CaCO3) rải đều khắp đáy ao với lượng 10 - 15kg/100m2. Ngay sau khi bón vôi, sử dụng sản phẩm chuyên dùng để hấp thụ khí độc hoặc chế phẩm sinh học xử lý ô nhiễm nền đáy ao với liều 1 - 1,5kg/1000m3 nước để thúc đẩy việc phân huỷ chất hữu cơ và khử khí độc.

Phơi nắng đáy ao 1 - 2 ngày rồi khử trùng ao một lần nữa bằng một trong các sản phẩm BKC, liều 0,7 - 1lít/1000m3 hoặc Sanmolt F, liều 1 - 1,5 lít/1000m3. Không nên bón lót ao bằng phân chuồng.

Đối với bè, kiểm tra, gia cố bè thật kỹ trước khi thả cá. Đặt bè nơi ít sóng gió, dòng chảy vừa phải, thuận lợi trong việc vận chuyển cá, thức ăn.

Thả cá giống khi nuôi cá lăng nha

Ca giống cần phải chọn nhưng con khỏe mạnh, có màu sẫm, không bị dị hình, khối lượng cá trung bình từ 10g/con đến 20g/con. Mùa vụ thích hợp để thả giống là tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm.  Còn với cá giống sản xuất trong năm thì thả giống nuôi vào khảng tháng 9,10.

Mật độ nuôi cá khoảng từ 20 đến 40 con/m3. Phòng bệnh cho cá bằng cách sát trùng (tắm cá) trước khi thả xuống ao, bè bằng muối ăn (1 muỗng canh pha trong 1 lít nước) hoặc BKS, Sanmolt F theo liều hướng dẫn. Thời gian thả tốt nhất vào buổi sáng từ 8-11 giờ.

Thức ăn cho cá khi nuôi cá lăng nha

Có thể cho cá ăn bằng một trong các loại sau: Thức ăn tự chế: 50% cám + 50% cá (5-10% p), thức ăn viên nổi: độ đạm ít nhất 35% (4-7%p).

Một ngày cho ăn 3 lần (sáng, chiều và tối). Cử tối chiếm 40-50% tổng lượng thức ăn trong ngày. Thức ăn là cá tạp hay tự chế cho vào sàn đặt chìm trong nước. Thức ăn viên cho vào khung nổi trên mặt nước. Để tiện việc quản lý thức ăn, nên tập cho cá ăn thức ăn viên nhưng cần bổ sung cá tạp để cung cấp chất đạm cho cá.

Nên bổ sung chất bổ vào thức ăn để giúp cá tăng sức đề kháng, tiêu hoá thức ăn tốt hơn, cá lớn nhanh hơn như các loại vitamin C, chế phẩm vi sinh vật,men tiêu hóa, các sản phẩm chứa axit amin.... Tuy nhiên, do cá lăng nha rất nhạy cảm với hoá chất nên cần giảm nửa liều so với hướng dẫn.

Có thể cho cá ăn bằng một trong các loại sau: Thức ăn tự chế: 50% cám + 50% cá (5-10% p), thức ăn viên nổi: độ đạm ít nhất 35% (4-7%p).

Một ngày cho ăn 3 lần (sáng, chiều và tối). Cử tối chiếm 40-50% tổng lượng thức ăn trong ngày. Thức ăn là cá tạp hay tự chế cho vào sàn đặt chìm trong nước. Thức ăn viên cho vào khung nổi trên mặt nước. Để tiện việc quản lý thức ăn, nên tập cho cá ăn thức ăn viên nhưng cần bổ sung cá tạp để cung cấp chất đạm cho cá.

Nên bổ sung chất bổ vào thức ăn để giúp cá tăng sức đề kháng, tiêu hoá thức ăn tốt hơn, cá lớn nhanh hơn như các loại vitamin C, chế phẩm vi sinh vật,men tiêu hóa, các sản phẩm chứa axit amin.... Tuy nhiên, do cá lăng nha rất nhạy cảm với hoá chất nên cần giảm nửa liều so với hướng dẫn.

Có thể cho cá ăn bằng một trong các loại sau: Thức ăn tự chế: 50% cám + 50% cá (5-10% p), thức ăn viên nổi: độ đạm ít nhất 35% (4-7%p).

Một ngày cho ăn 3 lần (sáng, chiều và tối). Cử tối chiếm 40-50% tổng lượng thức ăn trong ngày. Thức ăn là cá tạp hay tự chế cho vào sàn đặt chìm trong nước. Thức ăn viên cho vào khung nổi trên mặt nước. Để tiện việc quản lý thức ăn, nên tập cho cá ăn thức ăn viên nhưng cần bổ sung cá tạp để cung cấp chất đạm cho cá.

Nên bổ sung chất bổ vào thức ăn để giúp cá tăng sức đề kháng, tiêu hoá thức ăn tốt hơn, cá lớn nhanh hơn như các loại vitamin C, chế phẩm vi sinh vật,men tiêu hóa, các sản phẩm chứa axit amin.... Tuy nhiên, do cá lăng nha rất nhạy cảm với hoá chất nên cần giảm nửa liều so với hướng dẫn.

Kỹ thuật cách nuôi tôm càng xanh

 Tôm càng rất được ưa chuộng bởi các bà nội trợ vì thịt tôm chắc, dai, ngọt và có giá trị dinh dưỡng cao. Nuôi tôm càng xanh ít rủi ro dịch bệnh và có hiệu quả ổn định. Theo các kỹ sư nông nghiệp, loài này có thể thả luân canh với các loại tôm khác để gia tăng lợi nhuận trên cùng diện tích ao nuôi. Do mỗi lần lột xác tôm càng xanh sẽ tăng trưởng kích thước và trọng lượng. Khi tôm đạt kích thước 35-40g thì có sự sinh trưởng khác nhau rõ rệt giữa con đực và con cáo, tôm đực sẽ sinh trưởng nhanh hơn và có thể đạt trong lượng gấp đôi tôm cái trong cùng thời gian nuôi. Vì vậy, mô hình nuôi tôm càng xanh đực sẽ cho hiệu quả kinh tế tối ưu hơn.

Tôm càng xanh là loài dễ nuôi, ít bệnh dịch.


Theo y học cổ truyền, tính ôn, vị ngọt có tác dụng bổ thận tráng dương, thông sữa, hóa ứ giải độc. Chủ yếu dùng cho các trường hợp thận hư liệt dương, không xuống sữa, đan độc, nhọt độc, lở chân...

Tập tính đặc biệt của tôm càng xanh

Tôm càng xanh thích nghi với phạm vi nhiệt độ rộng từ 18-38 độ C, tốt nhất từ 26-31 độ C. Tôm thích hợp nồng độ muối từ 0-7%, tôm trưởng thành sinh trưởng tốt ở vùng cửa sông ven biển. Tôm càng xanh thích ăn những loại thức ăn có nguồn gốc động vật như côn trùng, ốc, xác động vật khác... Ngoài ra, tôm có khả năng ăn những loại thức ăn chế biến và các loại như khoai mì, gạo tấm nấu chín, khoai lang, cơm dừa... tôm ăn mạnh vào buổi tối.

Với loài này, giai đoạn ấu trùng (khoảng từ 18-35 ngày) sau khi nở, tôm phải sống trong nước lợ, sang giai đoạn tôm bột đến tôm trưởng thành tôm sống chủ yếu trong nước ngọt, nhưng có thể sống và sinh trưởng bình thường trong nước có độ mặn dưới 10 phần ngàn.

Chu kỳ lột vỏ tức thời giữa 2 lần lột vỏ liên tiếp nhau sẽ tùy thuộc vào kích cỡ, tình trạng sinh lý, điều kiện dinh dưỡng và môi trường..., tôm nhỏ có chu kỳ lột xác lớn hơn tôm lớn.

Nuôi tôm càng xanh trong ao đất

Chọn vị trí ao gần nguồn nước để tiện cấp và thay nước. Vét bùn đáy, vệ sinh xung quanh bờ, lấp các lỗ hang để không cho các loài giáp giác trú ẩn. bón vôi với liều lượng từ 7-10kg/m2, phơi nắng đến khi đáy ao nứt chân chim rồi cấp nước vào ao qua màn lưới lọc, giữ mức nước trong ao từ 0,8 - 1,2m. Sau khi cấp nước vào ao có thể gây màu nước để ao đủ dinh dưỡng, nhiều phiêu sinh vật rồi mới thả tôm giống vào nuôi.

Chọn tôm giống có độ dài từ 2 - 3cm để thả nuôi. Thả tôm càng xanh với mật độ từ 5 - 7 con/m2, có thể nuôi ghép với cá sặc rằn, cá mè trắng để tận dung thức ăn, giúp lọc nước ngăn ngừa tôm bị đóng rong, thiếu Oxy. Nên thả nuôi vào tháng 4-12 hàng năm.

Một số bệnh thường gặp trên tôm càng xanh

Tôm càng xanh thường bị đóng rong do môi trường nước không đảm bảo, ao bị dơ, mùn bã hữu cơ, thức ăn dư thừa tích tự đáy ao nhiều. Khi tôm mắc bệnh sẽ khó lột xác, chậm lớn. Để xử lý có thể dùng vi sinh xử lý đáy ao để phân hủy các chất tích tụ đáy ao, làm sạch nước.

Bệnh đốm đen cũng rất hay gặp trên tôm càng xanh, nguyên nhân bệnh là do tác động từ bên ngoài, do môi trường nhiều vi khuẩn hay nấm tấn công tôm làm xuất hiện các vết màu nâu hay đen, nổi thành gờ trên vỏ tôm và các phụ bộ. Xử lý đốm đen có thể dùng các loại thuốc diệt khuẩn, sát trùng với liều lượng theo hướng dẫn của nhà cung cấp.

Các loại bệnh khác: Bệnh phồng mang do ký sinh, đen mang, đỏ đuôi, mềm vỏ...cũng thường gặp trên tôm càng xanh, vì thế cần theo dõi thường xuyên để xử lý kịp thời.

Kỹ thuật cách nuôi cá rói

 Cá rói hay còn gọi là cá chày mắt đỏ sinh sống trong khu vực từ lưu vực sông Amur, bán đảo Triều Tiên qua Trung Quốc tới Việt Nam. Một trong những họ hàng gần nhất của nó là cá trắm cỏ. Đây là loài cá nước ngọt, thịt chắc, thơm ngon sinh trưởng nhanh, phù hợp với việc phát triển kinh tế của bà con nông dân.

Cá rói là loài có thịt thơm ngon, giá trị kinh tế cao. 

Đặc điểm của cá rói

Ở nước ta, cá thường sống ở tầng nước giữa và tầng mặt, phân bố trong các sông hồ từ Bắc vào Nam, được người dân vớt giống tự nhiên và nuôi trong các ao, đìa…Thân cá dày, tương đối tròn, vẩy phủ đều toàn thân, thân và bụng có màu trắng và vàng nhạt, viền mắt màu đỏ tươi. Cá có tính ăn tạp, thiên về thực vật, mùn bã hữu cơ và có khả năng tăng trưởng trọng lượng tối đa 4 kg sau 4 năm.

Ngoài tự nhiên, cá thành thục và tham gia sinh sản sau một năm tuổi, kích cỡ từ 0,2 kg trở lên. Vào mùa sinh sản (tháng 4 - 6), cá ngược dòng lên thượng lưu các con sông, suối để tham gia sinh sản và đẻ trứng trôi nổi như các loài khác (cá mè, trôi, trắm…). Trứng cá sau khi thụ tinh, theo nước xuôi xuống hạ lưu, nở ra cá bột, dạt vào kênh mương, ao hồ; Cá sử dụng thức ăn là động, thực vật phù du, ấu trùng côn trùng, giun chỉ… Khi lớn ăn thêm mùn bã hữu cơ, rong bèo, rau xanh…

Chọn và nhân giống cá bố mẹ

Nuôi vỗ cá chày mắt đỏ bố mẹ

Chọn cá bố mẹ: Cỡ cá đực: 250-600g, cá cái: 400-1.200g. Mật độ thả: 5m2/con. (64 con/sào). Có thể ghép cá mè trắng 20-25 con/sào.​

Ao nuôi vỗ cá chày cũng được chuẩn bị như ao nuôi vỗ cá mè, cá trôi: Diện tích: 680-720 m2 (1,5-2 sào Bắc Bộ, mỗi sào 360m2). Mức nước sâu 1,2m, bờ sông ao chắc chắn, có độ cao hơn mức nước mưa cao nhất 40-50cm.

Tát cạn ao, dọn sạch cây cỏ, rác, vét bùn, lấp các hang hốc ven bờ. Dùng vôi bột: 50-70 kg/sào để diệt tạp trong ao và trung hòa độ pH nước, độ pH xác định bằng bút máy đo pH, phơi nắng 3-5 ngày rồi lấy nước vào ao. Bón lót 150-160 kg/sào phân chuồng mục. Sau 5-6 ngày sẽ thả cá.

Thức ăn và chế độ cho ăn khi nuôi cá rói 


Trong kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cho cá Chày bố mẹ ăn thức ăn viên có hàm lượng Protein là 26%. Từ đầu tháng 2 đến hết tháng 3 là thời kỳ nuôi vỗ tích cực, khẩu phần thức ăn bằng 5% khối lượng cá bố mẹ.

Giai đoạn nuôi vỗ thành thục từ đầu tháng 4 đến 15/5 giảm lượng thức ăn xuống còn bằng 1,5% khối lượng cá trong ao. Cho cá ăn vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều mát ở những vị trí cố định. Thường xuyên kiểm tra ao nuôi, quan sát hoạt động của cá, màu sắc, mức nước ao nuôi. Định kỳ mỗi tháng kiểm tra cá bố mẹ một lần để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Khi kiểm tra thấy cá béo cần giảm thức ăn.

Ương cá bột 

Số cá bột được đưa xuống ao ương (như ương cá mè, cá trôi). Ngoài việc gây màu nước, cách 6-7 ngày cho ăn thêm bã đậu với số lượng 3,5 kg/sào. Sau 30 ngày cho ăn thêm bột trứng gà, bèo băm nhỏ. Cá ương sau 3 tháng đạt chiều dài 7,5 cm/con đạt tỷ lệ sống 55,5% so với cá bột thả xuống.

Kỹ thuật cách nuôi tu hài

 Tu hài là một loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ thuộc họ Mactridae trong bộ Veneroida. Chúng còn được gọi là ốc vòi voi hay con thụt thò, đây là loài ốc có giá trị kinh tế. Ốc này sống trong nước mặn. Trong môi trường tự nhiên, ốc vòi voi sống rải rác trên các trương cát ngầm và thềm cát có san hô ở vùng biển ấm. Chúng có thể thích nghi với môi trường nước trong với độ mặn ổn định, có thủy triều lên xuống hay ở các vùng bãi bùn cửa sông nước lợ.

Đây là loài nhuyễn thể sống lâu và lớn nhất trong hang cát và là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Chúng có giá trị dinh dưỡng cao cùng hương vị đặc biệt và có tác dụng tốt đối với sức khỏe phái nam và là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Ở Việt Nam, trước đó ốc vòi voi chỉ có trong môi trường tự nhiên, là một đặc sản quý hiếm. Hiện nay, nó đã được nuôi thành thương phẩm và ngành nuôi ốc vòi voi đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân.

 Tu hài là loài có giá trị kinh tế cao.


Đặc điểm tu hài

Ở châu Á tu hài có vỏ chừng 10cm, vòi cụt ngóc, cùng là loài nhuyễn thế hai mảnh vỏ sống trong môi trường nước mặn nhưng so với tu hài Canada thì tu hài ở Việt Nam lại nhỏ hơn nhiều so với tu hài Canada (có kích thước từ 15–20 cm, trọng lượng trung bình từ 1– 2 kg). Nhiều con có vòi dài tới 1-2m, trọng lượng thường gặp độ 1,5-2,5kg nhưng cá biệt có con nặng tới 4–5 kg. Mỗi cá thể phát triển dài 12cm, nặng 200g.

Vỏ giống trai ngậm ngọc, thịt dày đặc hơn hẳn sò huyết, mát ngọt tương tự bào ngư. Vỏ ngoài màu trắng ngà, hai vỏ khép hờ. Nhô ra giữa hai lớp vỏ là chiếc xúc tu dài, to hình trụ, nhìn không khác nào một chiếc vòi voi thực thụ…Tu hài sinh sản dưới cát vào mùa xuân, sinh trưởng nhanh trong điều kiện môi trường tự nhiên hay môi trường nuôi tốt. Loài này này tuy to nhưng rất hiền bởi suốt đời chỉ ẩn mình một chỗ dưới lớp cát sâu trong lòng đại dương để sinh trưởng.

Địa điểm nuôi tu hài

Theo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, có 2 hình thức nuôi chính: nuôi trong lồng treo trên bè hoặc giàn treo cố định, gọi tắt là "nuôi treo” và nuôi trên mặt bãi tự nhiên hoặc bãi cải tạo, gọi tắt là "nuôi đáy".

Nuôi treo: Địa điểm được lựa chọn phải có độ sâu nhất định, độ sâu thấp nhất khi nước triều xuống trung bình khoảng 3m. Độ mặn quanh năm của nước từ 28‰ trở lên. Độ trong của nước trên 2,5 m. Nước lưu thông tốt, thành phần thực vật phù du phong phú, nước không bị ngọt hoá, không chịu ảnh hưởng của nguồn nước thải.

Vật liệu và cách làm giàn treo cố định làm giống như giàn treo trong phần ương giống. Giàn có thể làm nhiều hàng song song với nhau và vuông góc với dòng nước chảy.

Đặc biệt lưu ý là giàn phải ở nơi có độ sâu trên 5 m so với mép sóng hoặc dưới mức nước ròng nhất (mặt 0 Hải đồ) 0,5 m.

Nuôi đáy: Chọn địa điểm nuôi có các điều kiện môi trường thích hợp với sinh thái của tu hài: độ mặn 29 - 30‰, đáy cát có pha lẫn các mảnh vụn vỏ của động vật thân mềm như vỏ hầu, sò, điệp; độ trong cao từ 2,5 – 3m, nước lưu thông tốt, không tù đọng. Không bị ảnh hưởng của nguồn nước ngọt vào mùa mưa lũ, không chịu ảnh hưởng của nguồn nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Địa điểm nuôi tu hài thích hợp nhất cũng cần chú trọng tới nguồn thức ăn tự nhiên, nơi có thành phần thực vật phù du phong phú và đa dạng.

Quản lý và chăm sóc tu hài

Thường xuyên kiểm tra các rổ nuôi vì dễ bị xô đẩy bởi sóng gió, thủy triều. Kiểm tra 02 lần/tháng vào ngày thủy triều thấp nhất, dùng bàn chải đánh rửa mặt ngoài của rổ, mở nắp lưới giũ sạch bùn, hàu bám trên lưới, nhặt bỏ rác thải, đá sỏi, bổ sung thêm cát (nếu thấy cát trong rổ vơi đi), nếu bùn nhiều ở trong rổ thì phải thay cát.

Thường xuyên theo dõi môi trường, đặc biệt là độ mặn vì Tu hài chỉ thích hợp ở độ mặn cao, ổn định. Nếu độ mặn giảm xuống dưới 25%0 thì phải thực hiện di dời sang bãi nuôi khác, nơi có độ mặn cao hơn để duy trì qua mùa mưa. Định kỳ kiểm tra tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của Tu hài nuôi.

Thu hoạch tu hài

Tu hài đạt kích thước thương phẩm sau khi nuôi được 18 tháng trở đi, tiến hành thu hoạch khi nước triều rút cạn, dùng cào đánh mặt bãi, nhặt lấy tu hài. Để tu hài đạt độ béo nhất định, hàm lượng đạm trong thịt cao nên thu hoạch vào thời gian tuyến sinh dục phát triển, thường từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Tu hài được rửa sạch bằng nước biển trước khi đem chế biến hoặc tiêu thụ.

Kỹ thuật cách nuôi Hàu

 Hàu là loài động vật nhuyễn thể thuộc nhóm thân mềm hai mảnh vỏ trong họ hàng nghêu nhỏ sống ở bờ biển, ở các ghềnh đá ven bờ biển hay các cửa sông, sống bám vào một giá thể như bám vào đá thành tảng, các rạn đá, móng cầu ăn sinh vật phù du và các sinh vật trong bùn, cát, nước biển.... Hàu cũng được coi là một loại hải sản sống dưới nước. Thịt hàu ngon và ngọt, rất giàu chất dinh dưỡng, có chứa proteinglucidchất béokẽmmagiêcanxi,…

Hàu là loại hải sản rất nhiều dinh dưỡng.  

Đặc điểm các thời kỳ của hàu

Ở giai đoạn ấu trùng hầu sống phù du. Ấu trùng hầu có khả năng bơi lội nhờ hoạt động của vành tiêm mao hay đĩa bơi. Ở giai đoạn trưởng thành hầu sống bám cố định trên các giá thể trong suốt đời sống của chúng.

Thức ăn của ấu trùng: vi khuẩn, sinh vật nhỏ, tảo silic (Criptomonas, Platymonas, Monax), trùng roi (10 micro m hoặc nhỏ hơn). Ấu trùnc ó thể sử dụng vật chất hoà tan trong nứơc và những hạt vật chất hữu cơ. 

Thức ăn của hầu trưởng thành: thực vật phù du, mùn bã hữu cơ, tảo: Melosira, Coscinodiscus, Cyclotella, Skeletonema, Navicula, Nitzschia, Thalassiothrix, Thalassionema...

Bặt mồi thụ động theo hình thức lọc trogn quá trình hô hấp nhờ cấu tạo đoặc biệt của mang. Khi hô hấp, nước có mang thức ăn đi qua bề mặt mang, các hạt thức ăn sẽ dính vào tiêm mao trên bề mặt mang nhờ vào dịch nhờn được tiết ra từ tiêm mao. Hạt thức ăn kích thước thích hợp (nhỏ) sẽ bị dính vào các dịch nhờn và bị tiêm mao cuốn thành viên sau đó chuyển dần về phíc miệng. Các hạt thức ăn quá lớn tiêm mao không giữ được sẽ bị dòng nứơc cuốn khỏi bề mặt mang, tập trung ở mép màng áo và bị màng áo đẩy ra ngoài.

Như vậy quá trình chọn lọc được thực hiện 4 lần: trên bề mặt mang, trên mương vận chuyển, trên xúc biện, trên mang nang chọc lọc thức ăn. Sau đó thức ăn đựơc đưa vào dạ dày để tiêu hoá nhờ các men Amylase, Lactase, Glycogenase, Lipase, Maltase, Protease. Hạt thức ăn không thích hợp được đểy thẳng xuống ruột và ra ngoài qua hậu môn.

Cường độ bắt mồi phụ thuộc: thủy triều, lượng thức ăn và các yếu tố môi trường: nhiệt độ, độ mặn... Khi triều lên, cường độ bắt mồi tăng; triều xuống cường độ bắt mồi giảm. Trong môi trường có nhiều thức ăn thì cường độ bắt mồi thấp; ít thức ăn thì cường độ bắt mồi cao. Khi yếu tố môi trường: nhiệt độ, độ mặn...trong khoảng thích hợp thì cường độ bắt mồi cao; khi không thích hợp thì cường độ bắt mồi thấp.

Hình thức nuôi hàu

Nuôi cọc: Cọc là cây rừng ngập mặn, tre hoặc cọc cement; cắm riêng rẽ với khoảng cách 0,5 mét ở những nơi có giống tự nhiên và tiếp tục nuôi lớn ở đây . Nền đáy cứng để cọc có thể đứng vững. Nếu hàu bám nhiều thì cần san thưa nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng của hàu.

Nuôi đáy: Các tảng đá được xếp thành từng cụm với lối đi ở giữa để thu hàu giống. Nên chọn nền đáy cứng để giá thể không bị lún. Phương pháp này đầu tư thấp, năng suất thấp, dễ bị địch hại tấn công hoặc bị vùi lấp và khó thu hoạch.

Nuôi giàn: Giống nuôi bè nhưng khung được làm bằng các loại cây rừng ngập mặn, đóng cố định xuống nền đáy. Giá thể có hàu giống bám được treo vào khung và nuôi cho đến khi thu hoạch.

Nuôi khay: Ưu điểm là tạo được hàu có hình dáng đẹp bán cho các nhà hàng để ăn sống. Hàu giống được tách ra khỏi giá thể và nuôi trong khay ở dạng rời từng con một ( hàu đơn). Khay được đóng bằng gỗ, đáy lót lưới hoặc làm sàn bằng tre, gỗ. Có thể dùng loại rổ nhựa thưa lỗ, trên phủ bằng lớp lưới để làm khay. Các khay nuôi có thể được bố trí theo dạng 1 hoặc nhiều tầng.

Nuôi dây: Ưu điểm là nuôi được ở nơi có sóng gió lớn nhằm tận dụng mặt nước và ít bị địch hại tấn công. Các dây nylon với giá thể có hàu bám được treo vào dây nylon lớn gắn với các phao nổi. 2 đầu của sợi dây nylon lớn này được cố định bằng neo hoặc cột vào các cột cố định.

Nuôi bè: Giống cách nuôi dây, chi phí cao nhưng năng suất rất cao. Các dây nylon có hàu giống được treo vào bè. Bè được làm bằng gỗ, có phao nổi xung quanh và cũng được cố định bằng neo. Bè có thể được kéo đi nơi khác trong trường hợp khu vực nuôi bị bão hoặc môi trường không còn phù hợp.

Quản lý, chăm sóc khi nuôi Hàu

Định kỳ kiểm tra, gia cố hệ thống bè nuôi, đặc biệt là trước và trong mùa mưa bão. Có thể hạ sâu dây Hàu để hạn chế ảnh hưởng của sóng gió. Khoảng 15-20 ngày kiểm tra tốc độ sinh trưởng phát triển của Hàu cũng như vệ sinh dây nuôi, loại bỏ vật bám, rong, rêu, phù sa…Trong quá trình nuôi phải chủ động san thưa dây Hàu để đảm bảo điều kiện thức ăn cho Hàu sinh trưởng, phát triển.

Quản lý môi trường: Thu gom rác thải sinh hoạt và rác thải sản xuất vào nơi qui định. Thực hiện quan trắc một số yếu tố môi trường chính như pH, ô xy hòa tan, độ mặn, độ kiềm,…và định kỳ kiểm tra mật độ sinh vật phù du (nguồn thức ăn tự nhiên) để có biện pháp kỹ thuật điều chỉnh kịp thời.


Kỹ thuật cách nuôi ghẹ xanh

 Ghẹ xanh phân bố rộng ở miền đông châu PhiĐông Nam ÁNhật BảnAustralia và New ZealandGhẹ đực có vỏ màu lam sáng với các đốm trắng và các càng dài đặc trưng, trong khi ghẹ cái có màu nâu/lục xỉn màu hơn và mai thuôn tròn hơn. Mai của chúng có thể rộng tới 20 cm.

Ghẹ xanh là loài có giá trị dinh dưỡng cao. 

Phần lớn thời gian chúng ẩn nấp dưới cát hay bùn, cụ thể là trong thời gian ban ngày và mùa đông. Chúng đi kiếm ăn khi thủy triều lên. Thức ăn của chúng khá đa dạng, từ các động vật hai mảnh vỏ, cá và ít hơn là các loại tảo lớn. Chúng bơi lội rất tốt, chủ yếu là do các cặp chân dẹp tựa như các mái chèo. Loài này cũng không thể sống một thời gian dài mà không có nước. Loài này được đánh giá cao do thịt của nó ngọt như thịt cua xanh Đại Tây Dương.

Thiết kế môi trường khi nuôi ghẹ xanh

Nước biển sử dụng để sản xuất giống phải trong sạch, độ mặn ổn định 30-34‰, các chỉ tiêu lý, hóa phù hợp với điều kiện sống của các loài thủy sinh vật. Nước ngọt phục vụ quá trình sản xuất giống cũng cần trong sạch, không ô nhiễm.

Chọn vị trí xây trại có cấu tạo địa chất ổn định, địa hình bằng phẳng; hệ thống cấp, thoát nước thuận lợi. Vị trí xây dựng trại phải thuận lợi về giao thông và có thể sử dụng điện lưới quốc gia. Nhà trại phải đảm bảo thoáng mát trong mùa hè, ấm vào mùa đông.

Số lượng và diện tích bể trong trại phụ thuộc vào công suất và quy mô sản xuất, tuy nhiên cần đảm bảo: Bể lắng và xử lý nước biển: thường dùng bể xi măng có thể tích 300-500m3/bể; Bể lọc là bể xi măng, thể tích 15-25m3/bể; Bể nuôi giữ ghẹ mẹ: bể xi măng hoặc bể composit.

Bể xi măng phải bảm đảm khi sục khí không tạo ra các “góc chết”, thể tích 3-5m3/bể. Bể composit có dạng hình bán cầu, thể tích 1-2m3/bể. Bể nuôi artemia sinh khối: bể xi măng hoặc composit, thể tích 1-1,5m3/bể. Đảm bảo đủ máy bơm, máy sục khí, kính hiển vi, tủ lạnh, que đun điện xô, chậu, vợt các loại...

Thả và ương nuôi ghẹ

Khi thả ghẹ bột xuống đìa cần phải kiểm tra độ muối và nhiệt độ ở trong đìa và nước trong thùng vận chuyển ghẹ. Cấp nước từ từ trong đìa vào thùng vận chuyển trong khoảng 20 đến 40 phút để ghẹ bột làm quen với môi trường sống, sau đó thả ghẹ vào đìa. Mật độ thả là 5-6 con/m2.

Trong 20 ngày đầu: Thức ăn ương ghẹ bột gồm các loại cá, ruốc, tôm nhỏ hấp chín và cà qua rổ nhựa, sau đó hoà đều với nước tạt khắp đìa.

Quản lý và chăm sóc ghẹ nuôi

Trong 3 tháng nuôi, cần phải chú ý quản lý và chăm sóc đìa nuôi ghẹ theo các yêu cầu: Giữ đìa nuôi có màu tảo lục hoặc tảo khuê (độ trong khoảng 25 – 30 cm); Trong 1 tháng đầu ương ghẹ bột, chú ý không được cấp nước trực tiếp vào đìa nuôi; Trong 2 tháng nuôi tiếp theo, chú ý chọn con nước sạch khi thay nước cho đìa nuôi

Thức ăn cho ghẹ ăn phải tươi và phải được rửa sạch trước khi cho ăn. Kiểm tra khối lượng ghẹ nuôi 15 ngày/ lần bằng cân đĩa nh 

Có nhật ký để ghi chép và theo dõi ghẹ nuôi hàng ngày (ghi chép các chi phí, lượng thức ăn hàng ngày, tình trạng sức khoẻ của ghẹ nuôi, các sự cố và biện pháp xử lý)


Kỹ thuật cách nuôi cá rô phi thương phẩm

 Điều kiện và chuẩn bị ao khi nuôi cá rô phi thương phẩm

- Diện tích ao nuôi: từ 500-1000m2; Độ sâu khoảng 1-1,5m.; Nhiệt độ: 25-300C; Độ pH: 7-8. Ao có 2 cống (cấp nước và thoát nước). Ao nuôi phải dễ quản lý chăm sóc, có nguồn cấp nước sạch và thoát nước dễ dàng.

Khi chuẩn bị ao nuôi phải tháo cạn nước, dọn cây cỏ xung quanh bờ ao, tu sửa và đắp bờ ao chắc chắn, vét bùn ao chỉ chừa một lớp dày từ 10-15 cm.

Dùng vôi bột (7-10 kg/ 100 m2) rải khắp ao để diệt địch hại cá, giảm độ phèn. Nếu ao phèn nhiều, tăng lượng vôi lên gấp đôi. Sau đó phơi nắng 2 – 3 ngày; rồi lọc nước vào để có mức nước sâu 1,2 – 1,5m, bón lót phân chuồng ủ mục 80 – 100m2 hoặc phân đạm, phân lân để 5 – 6 ngày tạo lượng sinh vật phù du trong ao phát triển làm thức ăn cho cá, sau đó thả cá vào ao nuôi.

Cá rô phi dễ nuôi, nhanh lớn.


Kỹ thuật thả cá giống khi nuôi cá rô phi thương phẩm

Mua cá giống tại các địa chỉ tin cậy (không mua cá bán rong chưa rõ địa chỉ, không biết nguồn gốc), không nghe khuyến cáo nuôi thử của người khác.

- Ương từ cá 21 ngày tuổi lên cá giống chi phí giống giảm 30%.

- Ao đã nuôi cá Rô phi cần tẩy kỹ tránh còn trứng cá sót lại.

- Nước lọc vào ao phải lọc kỹ qua lưới tránh trứng và cá rô bột ngoài tự nhiên theo vào ao.

- Nuôi đúng mật độ theo quy trình kỹ thuật.

- Đầu mùa khi nhiệt độ còn thấp phải làm sạch môi trường trước khi thả (dùng BiO, EM), khi đóng cá vào bao cho thêm 1 viên thuốc phòng lao để sát trùng.

- Mùa hè thả cá tránh nhiệt độ trong bao và ngoài ao chênh lệch quá cao.

- Tắm cho cá trước khi thả bằng dung dịch muối ăn với nồng độ 2 ÷ 3% trong thời gian 5 ÷ 10 phút.

Thức ăn và cách cho ăn khi nuôi cá rô phi thương phẩm

Thức ăn: Cho cá ăn thức ăn tinh bột như bột ngô, khoai sắn, gạo, cám… và thức ăn xanh như rau muống, bèo trứng cá, bèo tấm, bèo hoa dâu, rau thái nhỏ… các loại động vật như tôm, cá nhỏ, giun, ốc đã xay nhỏ và các phần loại thải của chế biến thực phẩm (bã bia, bã rượu, lòng trâu bò…). Ngoài thức ăn tận dụng trên, để nuôi thâm canh đạt năng suất cao, rút ngắn thời gian nuôi tạo ra hàng hóa xuất khẩu cần phải sử dụng thêm thức ăn công nghiệp.

Cách cho ăn: Nếu nuôi thâm canh phải cho ăn 2 lần/ngày vào sáng và chiều tối, lượng thức ăn sử dụng bằng 5 - 7% trọng lượng cá trong ao. Thức ăn được cho vào sàn ăn đặt ở 2 - 3 địa điểm trong ao đế cá ăn. Lượng thức ăn có thể tăng, giảm thông qua theo dõi lượng thức ăn thừa hàng ngày bằng cách kiểm tra sàn ăn để điều chỉnh cho phù hợp.

Nếu nuôi thâm canh hoặc xen canh ruộng lúa thì cho cá ăn bổ sung 4 – 5 ngày một lần bằng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế biến. Thức ăn cho ăn đặt vào vị trí nhất định để cá quen và ăn. Nếu thả kết hợp với các loại cá khác thì việc cho ăn là tùy theo khả năng của người nuôi.

Tất cả các hình thức nuôi, ngoài thức ăn tinh ra còn phải cho ăn bổ sung: bèo dâu, bèo trứng cá, rau thái nhỏ … cá sẽ lớn nhanh và giảm hệ số thức ăn tinh.

Biện pháp phòng bệnh khi nuôi cá rô phi thương phẩm

Khi cá có bệnh thì việc chữa trị gặp rất nhiều khó khăn, do đó chúng ta cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho cá. Chọn cá giống khỏe mạnh, không có mầm bệnh, mật độ thả nuôi phù hợp. Nước cấp vào ao nuôi phải đảm bảo sạch, không bị ô nhiễm.

Trong quá trinh nuôi thường xuyên khử trùng môi trường nước nuôi bằng vôi bột với liều lường 2kg/100m3, định kỳ 1 tháng bón từ 1-2 lần. Vôi được hòa loảng với nước tạ đều khắp ao.

Cho cá ăn đầy đủ, bổ sung thêm Vitamin C, B.conplex,… trong khẩu phần ăn của cá để tăng cường sức đề kháng và kích thích tiêu hóa cho cá. Đặc biệt tăng cường chất dinh dưỡng trước thời gian chuyển mùa và trong mùa phát bệnh.

Các khu vệ sinh, công trình phụ của công nhân phải được bố trí xa khu vực nuôi, rác thải sinh hoạt và khu chăn nuôi phải được xử lý tốt tránh gây nhiễm bẩn ao nuôi.

Các dụng cụ như lưới, vợt, máy móc,… sử dụng cho ao nuôi phải được vệ sinh sạch sẽ và bảo quản tốt sau khi sử dụng.

Kiểm tra tình trạng cá thông qua biểu hiện bên ngoài (da, vẩy, mắt, phân,…), nếu thấy cá có dấu hiệu bất thường hoặc chết rải rác cần liên hệ ngay chuyên viên thú y thủy sản tại địa phương hoặc liên hệ với các kỹ sư nuôi trồng của Cơ sở cá giống Hoa Sơn để có biện pháp phòng trị kịp thời. Sau mỗi vụ nuôi phải khử trùng ao nuôi.

Kỹ thuật cách nuôi cá chép thương phẩm

 Cá chép là một loại cá sống thành bầy, có thể sống được trong nhiều điều kiện khác nhau, nhưng chủ yếu thích môi trường nước rộng với dòng nước chảy chậm cũng như có nhiều trầm tích thực vật mềm (rong, rêu). Tuy nhiên để nuôi cá thương phẩm trong thời gian ngắn nhất mà vẫn đảm bảo được độ thơm ngon, chắc thịt của cá là nỗi băn khoăn của không ít người.

Việc chuẩn bị ao nuôi là khâu rất quan trong nhất trong kỹ thuật nuôi cá chép. 

Kỹ thuật chuẩn bị ao khi nuôi cá chép thương phẩm

Tu sửa bờ ao, kiểm tra đăng cống, phát quang bờ. Tát hoặc tháo cạn ao, dọn sạch bèo, cỏ, vét bùn (nếu lượng bùn quá nhiều), san phẳng đáy, lấp hết hang hốc ven bờ ao.Tẩy vôi khắp đáy ao, để diẹt cá tạp và mầm bệnh, bầng cách rải đề từ 8-10kg vôi bột cho 100m2 đáy ao.

Nếu trong ao nuôi vụ trước, cá tôm bị bệnh hoặc ao bị chua thì lượng vôi tẩy ao tăng gấp 2 lần (từ 15-20kg/100m2).Phơi ao khoảng 3 ngày, bón lót bằng cách rải đều khắp ao 30-40kg phân chuồng đã ủ kỹ và 40-50kg lá xanh (lá thân mềm để làm phân xanh) cho 100m2. Lá xanh được băm nhỏ rải đều khắp đáy ao. Dùng trâu bừa đáy ao 1-2 lượt cho phân xanh và lá lẫn vào bùn đồng thời lấp phẳng đáy ao.

Lọc nước vào ao khoảng 0,5m, ngâm ao từ 5-7 ngàynước ao sẽ có màu xanh nõn chuối (màu của phù du sinh vật), lọc nươc’ tiếp vào aođạt mức sâu 1m trước khi thả cá. Càn lọc nước bằng đăng hoặc lưới đề phòng cá dữ, cá tạp tràn vào ao nuôi cá.

Kĩ thuật chăm sóc chép thương phẩm và thức ăn cho cá:

Tùy vào cơ cấu, mật độ cũng như tỉ lệ đàn cá nuôi trong ao mà bạn nên cho tỉ lệ thức ăn cho cá chép sao cho phù hợp nhất, tránh dư thừa hoặc thiếu hụt. Những loại thức ăn bổ sung bạn có thể áp dụng cho cá gồm: Thức ăn tinh bột: cám gạo, tinh bột ngô, tinh bột đậu tương, bột sắn... Hoặc cho cá chép ăn cua, ốc, nhái, giun đất, các phế thải lò mổ từ 20-30%. Lưu ý bạn nên cho cá ăn vào 2 lần sáng và chiều tối. Ngoài ra, nên tham khảo thêm về thức ăn công nghiệp cho cá.

Ngoài ra cần kiểm tra sinh trưởng và bệnh cá định kỳ ít nhất một lần trên tháng, từ đó giúp ta điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp cũng như cách phòng bệnh cho cá chép, xử lý nước ao, môi trường xung quanh hay mua thiết bị sục khí cho cá (nếu nuôi trong ao nhỏ hoặc bể). 

Các chọn cá giống và xử lý cá giống trước khi thả nuôi cá chép thương phẩm

Chất lượng cá giống: Cá khoẻ mạnh, bơi lội hoạt bát theo đàn, phản xạ nhanh với tiếng động. Khi vớt lên cá quẫy lộn lung tung, toàn thân trơn bóng, không rách vây, không tróc vảy, không khô mình, không mất nhớt, không bệnh.

Quy cỡ cá giống: Tuỳ theo từng loài cá, điều kiện ao nuôi và thời gian nuôi. Đối với ao nhỏ, dể quản lý chăm sóc, thời gian nuôi dài thì thả giống nhỏ. Ao rộng khó chăm sóc quản lý hoặc nuôi trong thời gian ngắn thì thả cá giống lớn.

Dùng cá thử nước: Cắm giai hay rổ thưa xuống ao, thả vào trong đó 10-15 con cá giống. Theo dõi cá từ 20-30 phút thấy cá hoạt động bình thường là được, nếu thấy cá yếu hoặc chết… thì phải tạm ngưng việc thả cá để giải quyết lại nguồn nước đã lấy vào ao. Trước khi thả cá lại ao cũng phải dùng cá để thử nước.

Tắm cho cá giống đề phòng bệnh: Cá giống khi vận chuyển về, trước khi thả, nên tắn qua nước mưới ăn (nacl) nồng độ 3%. Cách tắm: dùng chậu chứa 10 lit nước sạch, hoà tan 300g muối ăn trong nước, dùng vợt bắt cá để tắm trong thời gian từ 10-15 phút.

Tránh để cá bị “xốc” do chênh lệch nhiệt độ giữa nước ao và nước chứa cá: khi thả cá xuống ao nuôi, để đảm bảo an toàn cho cá, cần chú ý cân bằng nhiệt độ nước giữa 2 môi trường, nhất là cá giống vận chuyển đường xa trong mùa hè có nhiệt độ cao. Cách làm: ngâm túi cá xuống ao từ 5-10 phút trước khi thả. Thả cá: mở giây buộc túi,hai tay ấn dìm một nửa miệng túi xuống nước, cho nước ngoài ao từ từ vào túi, khi thấy cá khoẻ, bơi ngược dòng nước thì thả cá ra ao. Chú ý thả cá ở đầu gió cho cá phân tán nhanh ra ao.

Kỹ thuật cách nuôi heo rừng thuần chủng

  Vài năm trở lại đây, ở một số tỉnh ở Đông Nam Bộ như Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Tp.HCM “ mọc ” lên những địa chủ nuôi heo rừng, có nơ...