Để kỹ thuật nuôi Chim bồ câu Pháp cho năng suất cao ngoài yếu tố con giống thì việc xây dựng chuồng nuôi, hệ thống máng ăn hay lựa chọn thức ăn phù hợp cũng chính là những yếu tố tiên quyết để bạn có được những chú Chim bồ câu Pháp thực sự khỏe mạnh, béo tốt.
Lựa chọn con giống chim bồ câu Pháp
Trong các mô hình nuôi Chim bồ câu lấy thịt, giống bồ câu Pháp được lựa chọn nhiều nhất bởi đây là giống chuyên thịt nổi tiếng, mỗi năm một cặp có thể đẻ 8-9 lứa, trọng lượng chim ra ràng (28 ngày tuổi) đạt 530-580g/con. Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.
Để kỹ thuật nuôi Chim bồ câu Pháp hiệu quả thì nhất định phải lựa chọn con giống tốt.
Tuy nhiên để nuôi Chim bồ câu Pháp thực sự hiệu quả thì ngay đầu tiên phải biết lựa chọn con giống. Bởi con giống luôn giữ vai trò quan trọng và là yếu tố đầu tiên quyết định sự thành bại trong quá trình chăn nuôi. Do đó, khi lựa chọn nhất định phải là những con hoàn toàn khỏe mạnh, lông mượt và hoạt động nhanh nhẹn, không có bệnh tật, dị tật. Con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái, khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Thời điểm chọn mua tốt nhất là khi chim được 4 tháng đến 6 tháng tuổi.
Chuồng khi nuôi Chim bồ câu Pháp
Không giống như nhiều con vật khác, chuồng trại chỉ cần đơn giản, thoáng mát là đủ nhưng với Chim bồ câu Pháp nhất định phải lưu ý tới ánh sáng phải đủ, khô ráo và sạch sẽ. Xây chuồng cao vừa phải, quây kín, tránh gió lùa, mưa tạt…
Nên lựa chọn loại chuồng nuôi có các ô nhỏ cho mỗi cặp chim: chiều cao 40 cm, chiều sâu 40 cm, chiều rộng 50 cm. Mỗi ô chuồng cần 2 ổ đẻ trứng và ấp trứng đặt ở trên, một ổ nuôi con đặt ở dưới. Phía trước ô khoét lỗ to bằng miệng bát cơm để chim có thể ra vào. Máng ăn và máng uống cho chim nên dùng bằng gỗ hoặc chất dẻo, không nên làm bằng kim loại, đảm bảo vệ sinh.
Kỹ thuật nuôi Chim bồ câu Pháp
Trong các bước kỹ thuật nuôi Chim bồ câu Pháp làm sao cho năng suất cao, trước hết cần phải chú ý tới việc thiết kế làm nơi ổ đẻ để Chim bồ câu sinh sản, ấp trứng và nuôi con. Đặc biệt, do đặc thù của loài động vật này là đẻ trứng trong quá trình nuôi con nên bạn cần phải thiết kế hai ổ khác nhau. Thông thường, ổ đặt trứng sẽ nằm ở tầng trên và ổ nôi con nằm ở tầng dưới. Cả hai ổ đều cần phải sạch sẽ, được lót rơm cho êm và có kích thước với đường kính khoảng 20 cm – 25cm, chiều cao từ 7cm – 8cm.
Để Chim bồ câu Pháp sinh sản nhiều cần nắm vững các bước kỹ thuật nuôi khoa học.
Việc thiết kế máng cám cũng vô cùng quan trọng vì Chim Bồ câu là một trong những loài khá kén chọn thức ăn. Do đó kích thước máng ăn cho một đôi chim bố mẹ: Chiều dài: 15cm; Chiều rộng: 5cm; Chiều sâu: 5cm x 10 cm.
Máng uống có thể vỏ dùng đồ hộp, cốc nhựa…với kích thước dùng cho một đôi chim bố mẹ: Đường kính: 5-6 cm; chiều cao: 8 -10 cm.
Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh sản. Nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6-8 con/m2 chuồng. Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ, lúc này nuôi với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10-14 con/m2).
Dinh dưỡng và cách cho Chim bồ câu Pháp ăn
Về cơ bản, Chim bồ câu Pháp nên ăn các loại thức ăn như gạo, ngô, các loại đậu. Trong đó, gạo chiếm khoảng 70-75%, còn lại là đậu hoặc ngô. Bạn nên cho chim ăn 2 lần 1 ngày vào lúc 6-7h, 14-15 h. Thường chim được ăn đúng giờ sẽ tốt nhất.
Khi phối trộn thức ăn, càng nhiều thành phần càng tốt, đảm bảo đủ chất lượng và bổ sung hỗ trợ cho nhau đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, nguyên liệu khác nhau cách phối hợp cũng khác nhau, thông thường lượng hạt đậu đỗ từ 25-30%; ngô và thóc gạo 75-75%.
Bạn có thể cho Chim bồ câu Pháp ăn 2 lần trong ngày buổi sáng lúc 8-9h, buổi chiều lúc 14-15 h, nên cho ăn vào một thời gian cố định trong ngày. Tuỳ theo từng loại chim mà chúng ta cho ăn với số lượng thức ăn khác nhau, thông thường lượng thức ăn= 1/10 trọng lượng cơ thể.
Muốn chim đẻ đều, tỷ lệ nở cao, con khỏe, nuôi chóng lớn thì cần cho chim ăn đầy đủ.
Phòng bệnh khi nuôi Chim bồ câu Pháp
Nuôi Chim bồ câu không khó, bởi chúng rất ít bị bệnh lại dễ tính, chỉ cần làm cho Chim bồ câu chỗ ở thoáng mát, sạch sẽ và đầy đủ ánh sáng là được. Nhưng nếu nuôi theo đàn trong một không gian hẹp thì nguy cơ mắc bệnh rất lớn. Do đó phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại cho Chim bồ câu sạch sẽ. Nên định kỳ 1 tháng dọn dẹp làm vệ sinh chuồng, sửa chữa và làm mới chỗ hư hỏng, cạo sạch phân, thay ổ đẻ, phun thuốc sát trùng chuồng. Hàng ngày nên rửa máng uống để tránh cho chim uống nước bẩn, đã lên men do cặn thức ăn đọng lại trong máng.
Cách giữ Chim Bồ câu Pháp không bay đi
Để giữ chim ở lại chuồng tránh tình trạng chim bay bỏ chủ mà đi chủ khác cần tập cho chim quen hơi chủ bằng cách nuôi chim càng non càng tốt. Thường xuyên thăm nom các ổ chim mới nở tạo cho chim không bị sốc về sau, chim trở nên “dạn” gần gũi với chủ hơn.
Kỹ thuật để cho Chim bồ câu Pháp sinh sản nhiều
Về khả năng sinh sản, muốn chim đẻ đều, tỷ lệ nở cao, con khỏe, nuôi chóng lớn thì cần cho chim ăn đầy đủ, nhất là cám tổng hợp. Nếu nuôi tốt 1 con bồ câu mái sau 4 -5 tháng tuổi bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Sau khi ấp 16 – 18 ngày sẽ nở. Chim con sẽ được giao cho chim trống nuôi dưỡng. Chim mái nghỉ dưỡng sau 7- 10 ngày thì đẻ lứa tiếp theo. Cứ như thế 1 cặp bồ câu bố mẹ sau 1 năm cho ra đời 17 cặp con cháu.
Trên đây là một số kỹ thuật nuôi Chim bồ câu Pháp cơ bản. Nếu thực hiện đúng các quy trình, chim sẽ phát triển nhanh, cho năng suất cao cũng như sinh sản tốt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét