Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

Kỹ thuật cách nuôi cá chình bông

 Cá chình bông phân bổ ở thủy vực các tỉnh Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Thịt cá chình là món ăn đặc sản của Việt Nam và các nước Đông Bắc Á. Chình bông trưởng thành có màu vàng với màu nâu xanh đến đen trên lưng và bụng màu trắng. Loài này có thể đạt kích cỡ chiều dài là 2m đối với cá đực và 1,5m với cá cái và cân nặng có thể đạt đến 20,5 kg do đó nó còn được gọi là Chình khổng lồ, Chình bông có thể sống tới 40 năm.

Cá chình bông tiêu thụ hết ít thức ăn.


Cá có đặc tính thích bóng tối nên ban ngày thường chui rúc trong hang, tối mới bò ra đi kiếm ăn và di chuyển nơi khác. Những lúc trời mưa, cá thường hoạt động mạnh. Cá chình bông phát triển tốt ở nhiệt độ từ 25 đến 27ºC, hàm lượng oxy hòa tan 2 đến 5mg/l. 

Ở ngoài tự nhiên, cá chình bông là loài di cư, cá mẹ đẻ trứng ở biển sâu, cá con sau đó trôi dạt vào vùng cửa sông kiếm ăn và lớn lên. Đến lúc trưởng thành, cá lại về biển đẻ trứng. Chính vì tập tính này mà hiện nay, việc sinh sản nhân tạo cá chình còn rất khó khăn và nguồn cá giống chủ yếu vẫn được đánh bắt trong tự nhiên. 

Thức ăn của cá chình bông

Trong tự nhiên, cá chình bông là loài ăn tạp, nguồn thức ăn tự nhiên của cá là tôm, cá con, động vật đáy và các sinh vật thủy sinh. Khi còn nhỏ, thức ăn chính của chúng là động vật phù du và trùn ít tơ.

Ở giai đoạn trưởng thành thức ăn của chúng là hổn hợp thức ăn công nghiệp với cá, tôm, và các động vật đáy. Thức ăn của Chình bông phải đảm bảo protêin là 45%, lipid chiếm 3%, cellulose 1%, calci 2,5%, phosphor 1,3% cộng thêm muối khoáng, vi lượng, vitamin thích hợp. Nói chung tỷ lệ bột cá chiếm khoảng 70-75%, tinh bột 20-25% và một ít vi lượng, vitamin.

Tăng cường sức khỏe cho cá bằng thức ăn tự chế biến hấp, để nguội, phối hợp trộn 1% vitamin C, khoáng, 3 – 5% dầu gan cá. Mỗi ngày dùng bàn cào gom phân thải, thức ăn thừa lắng ở đáy lại và xả ra ngoài, vệ sinh bể nuôi hàng tuần. Kiểm tra nhá ăn hàng ngày để điều chỉnh lượng thức ăn, giặt nhá sau khi cho ăn.

Ao nuôi và mật độ thả khi nuôi cá chình bông

Trước khi thả cá cần tẩy dọn ao thật kỹ, diện tích trung bình 800 – 1.200 m2, mức nước trung bình 1,0 – 1,2 m. Ao không rò rỉ, nước trong sạch, pH>6,8, ít bị ảnh hưởng của nước mưa. Ðáy ao là cát hoặc cát bùn.

Thời điểm thả cá từ trung tuần tháng 3 đến hạ tuần tháng 4, khi nhiệt độ khoảng trên 13 độ C. Mật độ thả tùy thuộc vào điều kiện ao nuôi, phương thức nuôi và kích thước cá giống.

Người nuôi cần bổ sung vòi sục khí hệ thống máy bơm nước, máy tạo dòng và ống nhựa làm chỗ trú ẩn cho cá. Để hạn chế thất thoát cá vào mùa mưa, ao nuôi cần bố trí lưới bao ở bề mặt ao.

Các bệnh cá chìn bông thường mắc phải và cách phòng bệnh

Cá chình bông có thể mắc bệnh thối mang do vi khuẩn dạng sợi Myxococus piscicolas gam âm gây ra, do ao, lồng, bè không được vệ sinh tốt, quá nhiều mùn bã hữu cơ. Vi khuẩn xâm nhập vào phá hoại mang cá làm cho mang bị viêm loét và nắp mang bị sưng đỏ, cung mang, sợi mang có mủ, nhiều nhớt, mang bị mòn dần, xuất huyết, hoại tử. Thông thường thối mang thường kết hợp với nhiễm trùng máu và xuất huyết.

Bệnh thối vây: Do vi khuẩn Flexibacter columnaris gây ra. Bệnh này thường xảy ra khi nhiệt độ thấp trên dưới 15 độ C, cá bị stress hoặc thiếu dinh dưỡng. Trên cá xuất hiện những đốm trắng nhất là phần đầu và vây. Vây bị đỏ, tia màng bị hoại tử hoặc tưa rách, cá giảm ăn. Bên cạnh đó cá bị nhiễm độc tố do vi khuẩn gây ra, sau đó vi khuẩn gây tổn thương vào hệ thống tuần hoàn. Cá bị bệnh này có thể chết hàng loạt trong vòng 48 giờ.

Bệnh xuất huyết: Do vi khuẩn Psedomonas, Aeromonas Spp.. gây ra. Bệnh này xuất hiện quanh năm do thức ăn không được quản lý tốt. Khi bị bệnh, cá xuất hiện những nốt đỏ trên thân, quan sát rõ nhất là ở hậu môn và 2 tia vây dưới bụng.

Bệnh ký sinh trùng: Bệnh nội ký sinh do giun ký sinh trong ruột lấy hết dinh dưỡng của cá. Bệnh làm cá ốm đầu to, màu sắc sậm, chậm lớn. Nếu xảy ra ở cá con sẽ làm cho chức năng của bóng hơi bị phá hủy, không khí từ bóng hơi vào xoang cơ thể, cá mất khả năng giữ thăng bằng, nếu nhiễm ở nhiệt độ thấp cá sẽ chết.

Bệnh ngoại ký sinh xuất hiện nhiều nhất vào lúc giao mùa hoặc trời mưa nhiều, nhiệt độ thấp. Do nấm thuỷ mi, trùng bánh xe, rận cá và sán lá…ký sinh trên da. Bệnh làm cho da cá bị loét, viêm, nhiễm dẫn đến cá bị tuột nhớt rồi chết.

Phòng bệnh: chọn giống ở những nơi uy tín chất lượng; cá phải đáp ứng những tiêu chỉ tiêu sau: nhanh nhẹn, đồng cỡ, nhớt nhiều, không bị xây xát và dị tật, không bị mắc câu,... 

Sau khi thả giống thường xuyên định kỳ xử lý nước 1 tháng/lần cho bể: như vikon 0,5 kg/1.000 m3 nước hoặc thuốc tím 1,5 kg/1.000 m3. Sử dụng thức ăn tươi sống không ôi thiu, kết hợp với vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cá.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Kỹ thuật cách nuôi heo rừng thuần chủng

  Vài năm trở lại đây, ở một số tỉnh ở Đông Nam Bộ như Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Tp.HCM “ mọc ” lên những địa chủ nuôi heo rừng, có nơ...