Thứ Ba, 29 tháng 9, 2020

Kỹ thuật cách nuôi gà ta đẻ trứng

 Gà ta là giống gà được đa số người dân lựa chọn bởi không chỉ có thịt thơm ngon, giòn dai lại vô cùng bổ dưỡng. Nhất là trứng gà ta là kho chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường do xuất hiện nhiều giống gà khác nhau nhất là gà công nghiệp, gà tam hoàng đều là những giống gà đẻ trứng cực mạnh đã lấn áp thị trường trứng gà ta dẫn đến nguồn cung khan hiếm. 

Do đó, tự tạo ra cho mình một mô hình nuôi gà ta lấy trứng bằng cách áp dụng các bước kỹ thuật nuôi cơ bản là một sự lựa chọn thông minh trong thời kỳ hiếm hoi những quả trứng gà ta trên bàn ăn của người Việt như hiện nay.

Kỹ thuật nuôi gà ta đẻ trứng cần phải chọn giống kỹ càng. Ảnh minh họa

 Kỹ thuật nuôi gà ta đẻ trứng cần phải chọn giống kỹ càng. 


Cách chọn giống gà ta đẻ trứng


Gà ta có rất nhiều giống khác nhau như gà ri, gà Hồ, gà Đông tảo...Mỗi loại gà lại có khả năng đẻ trứng khác nhau và cho số lượng trứng ít hay nhiều. Nếu như chọn giống gà ta nuôi thịt thì đơn giản hơn nhưng với kỹ thuật nuôi gà ta lấy trứng thì chọn giống quan trọng hơn nhiều. Yêu cầu phải đảm bảo khỏe mạnh, được nuôi từ giống mẹ tốt, ít bệnh tật. Để đảm bảo được yêu cầu trên thì cần phải tới những cơ sở giống gà ta uy tín.

Kỹ thuật úm gà ta

Để có thể úm gà thành công được trong giai đoạn đầu cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, chuồng nuôi, thiết bị điện, cót quây, chất độn chuồng ... Những dụng cụ này tốt đảm bảo thì gà mới có sức chịu đựng tốt khi chúng còn nhỏ hoặc vừa tách mẹ.

Trước khi tiến hành úm gà cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khử trùng tiêu độc sau đó mới dùng cót tre cao 45cm quây tròn có đường kính 2-4m tuỳ theo số lượng gà định úm. Chất độn trong cót bằng trấu, hoặc rơm khô cắt ngắn 5cm. Tốt nhất là dùng phoi bào rải dày 10-15cm. Bóng điện cần đảm bảo khoảng 75 đến 100W cách đất khoảng 50cm. Nguồn nhiệt sưởi có thể dùng bếp than, bếp trấu, nhưng phải có hệ thống để dẫn khí CO2 ra ngoài phòng.

Kỹ thuật nuôi gà ta đẻ trứng


Kỹ thuật nuôi gà ta đẻ trứng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt từ cách cho ăn, chăm sóc cho đến phòng bệnh đều phải đảm bảo một cách tối đa nhất.

Khi gà đủ lớn hoặc trong đàn gà có gà trống mà thấy gà trống đạp mái thì cần chuẩn bị ổ đẻ cho gà. Nếu mô hình nuôi gà ta lớn cần xây chuồng mỗi con một ô còn nếu không có điều kiện bạn cũng có thể làm ổ cho gà bằng cách lấy những vật dụng bỏ đi có lòng lõm xuống như thúng, hộp v.v. hoặc các bạn có thể tự đóng bằng gỗ kích thước dài rộng khoảng 50cm bên trong có rải rơm dạ , số lượng đủ mỗi con một ổ để gà không chen lấn làm vỡ trứng. Ổ đẻ nên để trong chuồng để gà tự lên đẻ và phải có độ cao nhất định tránh chuột và rắn vào ăn trứng gà.

Kỹ thuật nuôi gà ta đẻ trứng phải biết cách làm ổ đẻ sao cho an toàn. Ảnh minh họa

Kỹ thuật nuôi gà ta đẻ trứng phải biết cách làm ổ đẻ sao cho an toàn. 

Thức ăn nuôi gà ta đẻ trứng

Trong giai đoạn gà đẻ trứng cần cung cấp đủ dinh dưỡng và thức ăn để gà mẹ không bị ốm. Vì vậy, trong giai đoạn đầu cần thức ăn mới, thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng có thể cao hơn để gà tiếp tục phát triển. Ngoài ra, nguyên tố vi lượng và vitamin cũng đặc biệt quan trọng trong khẩu phần thức ăn của gà đẻ trứng giống vì ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở và nuôi sống gà con đo đó cũng cần thường xuyên bồi bổ thêm cho gà.

Thu hoạch trứng gà ta

Theo nhiều kinh nghiệm của các chuyên gia nuôi gà lâu năm, khi lấy trứng ra khỏi ổ gà cần để lại một quả làm mồi nếu không gà sẽ tìm nơi khác đẻ hoặc có hiện tượng ấp bóng khi lấy trứng ra. Khi đó gà không đẻ nữa mà sẽ ấp ổ cả khi không có trứng. 

Phòng bệnh cho gà ta

Nuôi gà tuy đơn giản nhưng phải là người chịu khó, cần cù thì mới thành công. Đặc biệt, khi bắt gà giống về thả nuôi là phải tiêm phòng ngay các bệnh về cúm gia cầm, tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn… và thường xuyên phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng trại. Khi gà lớn vẫn cần phải tiêm phòng dịch bệnh bởi giống gia cầm rất dễ lây nhiễm bệnh cúm, thương hàn hoặc viêm phổi, ỉa chảy....


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Kỹ thuật cách nuôi heo rừng thuần chủng

  Vài năm trở lại đây, ở một số tỉnh ở Đông Nam Bộ như Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Tp.HCM “ mọc ” lên những địa chủ nuôi heo rừng, có nơ...